1.Chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm. Với chiến lược nầy, thương hiệu luôn luôn đi đầu. Người ta tạo ra sức mạnh cho thương hiệu thông qua một chiến lược truyền thông đầy tham vọng nhằm mục đích nhanh chóng chiếm được một định vị đã được tính toán trước cho thương hiệu với thứ tự nhận biết cao, những giá trị, thuộc tính và hình ảnh thương hiệu theo ý đồ đã vạch ra từ trước. Sản phẩm và giá được phát triển và xác định dựa trên chiến lược thương hiệu, hay nói một cách khác là dựa trên vị trí mà thương hiệu đã tạo dựng được. Điểm mạnh: Điểm yếu: Chiến lược nầy thường phát huy tác dụng tốt hơn đối với thị trường B2C (thị trường hàng tiêu dùng) nơi mà khách hàng mua sản phẩm vì họ tin vào những giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm của một thương hiệu ...). 2. Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm. Với chiến lược nầy, thương hiệu được xây dựng dựa trên khả năng của doanh nghiệp về công nghệ sản phẩm. Nói một cách khác, người ta xây dựng nên một sản phẩm dựa trên khả năng công nghệ sáng tạo, tạo ra những điểm khác biệt nổi bật cho sản phẩm, rồi xây dựng chiến lược truyền thông để đưa sản phẩm vào thị trường thông qua một định vị thích hợp với tính năng, đặc điểm, lợi ích của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh. Điểm mạnh: Điểm yếu: Chiến lược thương hiệu nầy phù hợp với những doanh nghiệp tập trung chú trọng vào chất lượng sản phẩm và công nghệ chuyên sâu, rất phổ biến đối với các nhóm nghành nghề thuộc thị trường B2B nơi mà người mua chọn sản phẩm vì các giá trị hữu hình (chất lượng, tính năng, lợi ích, công nghệ...) của sản phẩm nhiều hơn là giá trị vô hình (quan hệ tình cảm cá nhân đối với một thương hiệu, cá tính, đặc điểm của thương hiệu...) 3. Chiến lược Hybrid Trên thực tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp khởi đầu bằng chiến lược (1), sau đó do sức ép cạnh tranh, họ buộc phải điều chỉnh chiến lược thương hiệu và áp dụng cả chiến lược (2) để duy trì vị trí thị trường. Tóm lại. Cùng một đích đến là xây dựng một thương hiệu mạnh nhưng có nhiều hướng đi. Một chiến lược đã mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp A không có nghĩa là nó cũng sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn. Bạn phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp với đặc điểm thị trường, tình hình cạnh tranh và khả năng của doanh nghiệp bạn. | |
Theo marketingchienluoc.com - AMICA sưu tầm |
Chiến lược xây dựng thương hiệu
- Ngày viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiến lược
Nguồn gốc của chiến lược và đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Công ty Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp AMICA là công ty đã đi rất sớm trong việc chọn phương pháp đúng đắn ngay từ những ngày đầu thành lập ...
Chiến lược
Starbucks đã vào Việt Nam
Những ngày qua, cộng đồng mạng liên tục phản ứng trước nhận xét về Starbucks của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc tập đoà...
Chiến lược
Việt Nam là ‘đích ngắm’ của Hermes, Rolls-Royce?
Hãng tin Bloomberg vừa cho biết, Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu ph...
Chiến lược
Thỏa hiệp ngầm giữa các “ông lớn”: Điều tất yếu!
Nhìn bên ngoài, Samsung rõ ràng sẽ ấm ức nhất khi đã bị phán quyết đền bù 1 tỷ USD trong vấn đề bản quyền, trước vấn đề HTC và Apple ngồi lại t...
Chiến lược
Mỳ Vifon không thể “ồn ào” như các đối thủ?
Để được nhận biết và được lựa chọn, các thương hiệu mì gói đang nhảy vào cuộc chiến quyết liệt trong truyền thông: cuộc chiến về định vị hình ả...
Chiến lược
Nhà phân phối nhựa đường toàn cầu tấn công thị trường Việt Nam
Công ty Puma Energy chi nhánh tại Singapore đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty Chevron Kuo Pte, một công ty Singapore sở hữu 70% vốn của Côn...