Nước mắm Chin-Su Yod Thong của Masan đã có mặt tại hệ thống quán ăn, cửa hàng bán lẻ xứ sở chùa vàng, là bước đi đầu tiên của doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận thị trường ASEAN.
Mở rộng thị phần bằng con đường xuất ngoại là bài toán chiến lược của thương hiệu này trong năm nay. Thái Lan vốn được mệnh danh thủ phủ nước mắm thế giới là quốc gia đầu tiên mà Masan muốn chinh phục. Song, việc tìm ra khẩu vị được người Thái ưa thích là bài toán khó. "Chúng tôi không thể mang nguyên chai nước mắm Chinsu ở Việt Nam sang nước bạn, mà cần sớm tạo ra dòng sản phẩm đặc trưng riêng", lãnh đạo công ty chia sẻ.
Từ tháng 2, một nhóm dự án đặc biệt gồm các thành viên từ Tập đoàn Masan và Singha Asia Holding Pte Ltd (Singha) với nhiệm vụ đi tìm hương vị của nước mắm Thái (Nampla).
Các cuộc gặp với chuyên gia được bố trí để hiểu về lịch sử và vai trò của nước mắm trong ẩm thực Thái, học cách nấu món ăn Thái bởi đầu bếp Thái, cùng sống, cùng ăn, hòa nhập vào văn hóa và ẩm thực với người tiêu dùng sở tại.
Nếu chiếm được thị phần ở Thái Lan, nước mắm Masan sẽ dễ dàng vươn ra thị trường toàn cầu.
Sau thời gian dài nghiên cứu, nhóm dự án đã tìm ra nét cốt lõi của nước mắm trong món ăn của xứ sở này và bí quyết để nước mắm giúp cho món ăn Thái ngon, đặc sắc hơn. Trên nền tảng đó, Masan dần phát triển một loại nước mắm ngon mà người Thái thật sự hài lòng.
Theo lãnh đạo Masan, đã có hơn 50 mẫu sản phẩm làm ra trong 6 tháng liền, được hơn 1.000 người tiêu dùng và các chuyên gia ẩm thực Thái dùng thử, cho ý kiến đánh giá. Số người tham gia các vòng nghiên cứu chính thức lên đến hơn 500 người ở 2 khu vực chính tiêu thụ nước mắm là Bangkok và Đông Bắc Thái Lan.
"Cuối cùng, Chin-Su Yod Thong được 95% người tiêu dùng và đầu bếp Thái nói rằng họ yêu thích và muốn mua sản phẩm mới này", vị đại diện nói.
Theo kết quả khảo sát trực tiếp với người tiêu dùng tại các thành phố chính ở Thái Lan, thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Cream (Thái Lan), đến 75% người được hỏi nói rằng "họ sẽ thay thế hoàn toàn nếu sản phẩm Chin-Su Yod Thong có mặt trên thị trường".
Lý giải thêm về quyết định tung sản phẩm mới vào Thái, bà Nguyễn Mai Phương, Phó giám đốc Marketing, phụ trách phát triển kinh doanh khu vực ASEAN của Masan cho biết, nước mắm (Nampla - Ngan bya yay - Prahok - Padek) là cách gọi khác nhau của cùng một loại gia vị được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào.
Trên thế giới, Việt Nam và Thái Lan đều được xem là cái nôi hình thành và phát triển của nước mắm. Văn hóa ẩm thực trong cách sử dụng và chế biến các món ăn của người Việt và Thái tuy khác nhau, nhưng đều dựa trên một nền tảng chung là nước mắm.
Chính điều này đã thôi thúc ông lớn ngành thực phẩm Việt hiện thực hóa kế hoạch đưa dòng sản phẩm đặc thù này vào thị trường tiêu dùng nước láng giềng.
"Những ánh mắt ngạc nhiên, cái gật đầu tán thưởng khi dùng thử sản phẩm chính là bằng chứng của việc đón nhận và ủng hộ của người tiêu dùng Thái với Chin-Su Yod Thong. Chỉ có tình yêu mãnh liệt với ẩm thực và người tiêu dùng mới giúp nhóm cộng sự từ Singha và Masan làm nên kỳ tích đó", bà Nguyễn Mai Phương chia sẻ.
Ông Seokhee Won, Tổng giám đốc Masan Consumer kiêm Phó tổng giám đốc Masan
Được sản xuất từ nguồn nước mắm cốt chọn lọc từ Việt Nam, cùng với dây chuyền sản xuất an toàn và hiện đại tại nhà máy Masan, Chin-Su Yod Thong được công nhận theo tiêu chuẩn Thái FDA (tiêu chuẩn quốc tế). Sản phẩm đáp ứng những chuẩn mực cao nhất của Masan trong việc kiểm soát các chỉ tiêu an toàn cho sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Nhìn nhận về khả năng cạnh tranh tại thị trường này, ông Seokhee Won, Tổng giám đốc Masan Consumer kiêm Phó tổng giám đốc Masan cho biết, uy tín Singha được xây dựng qua nhiều thập kỷ với người tiêu dùng Thái Lan sẽ là một lợi thế đáng kể.
"Chin-Su Yod Thong là bước chân nhỏ đầu tiên trong hành trình tiếp cận thị trường rộng lớn ASEAN để phục vụ hơn 250 triệu người tiêu dùng trong khu vực. Nếu chiếm thị phần ở Thái Lan, nước mắm Masan sẽ dễ dàng vươn ra thị trường toàn cầu”, lãnh đạo Masan nói.
Trước đó, hồi tháng 4, một báo cáo thị phần các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam của Massan Consumer công bố cho thấy nước mắm của công ty hiện chiếm 67,8% thị phần.
Theo thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, từ nay đến năm 2022, mỗi năm, ngành hàng gia vị Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng từ 25-32%, trong đó nước mắm sẽ là mặt hàng có mức cạnh tranh cao nhất.
- AMICA sưu tầm, nguồn Thanh Thư Vnexpress -