Hiện nay, rất nhiều khoá học được mở ra dành cho các nhà quản lý, trong đó các kỹ năng nhằm nâng cao năng lực quản lý, trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Hiệu quả của các khoá huấn luyện này đến đâu? Cuộc trao đổi giữa thạc sĩ Trịnh Đình Long - Tổng giám đốc AMICA Corp với PV "Tạp chí SỐNG" xung quanh khóa đào tạo mới của trung tâm này – Kỹ năng giám sát cho nhà quản lý chuyên nghiệp, cũng là một lời giải đáp. |
Khóa học có tên nghe rất lạ vì chúng ta thường hiểu đã làm nhà quản lý, lãnh đạo thì phải có khả năng giám sát, đâu cần học các kỹ năng này?
Lý do mà chúng tôi đã thiết kế khóa huấn luyện này cũng như một số các khoá khác trong chương trình đào tạo ’’Kỹ năng làm việc nâng cao“ của chúng tôi là dựa trên kết quả đánh giá, phỏng vấn tuyển dụng nhân sự mà chúng tôi tiến hành trong nhiều năm qua cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy có sự thiếu hụt kỹ năng cần thiết và rất lớn ở tất cả các cấp quản lý. Tôi cũng xin làm rõ đây là khoá huấn luyện “ Kỹ năng giám sát” nhưng không phải học để làm giám sát, tức là chỉ dành cho cấp giám sát viên, vì nội dung trong đây chính là những kỹ năng quản lý, khoá học này dành cho ai muốn hiểu và vận dụng các kỹ năng quản lý mà từ vị trí quản lý- cấp giám sát đã cần phải có. Ai chưa rõ về phương pháp hay muốn hoàn thiện kỹ năng quản lý thì có thể tham gia.Tôi có đọc đựoc một lời chia sẻ từ ông cựu bộ trưởng ngoại giao của Mỹ, Collin Powell trích trong một tạp chí kinh tế, tựa đề bài: “ Tập trung vào công việc chứ không vào quyền lực”, ông nói: “ Bạn không thể trở thành tướng nếu chưa là hạ sĩ”. Tôi đồng tình và trích dẫn đây vì cũng có cùng quan điểm rằng nếu chúng ta thiếu kiến thức hay kỹ năng gì cần cho công việc, hoặc cần phải biết nó để phục vụ cho công việc thì phải tìm cách trang bị và học bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau không quan trọng là chúng ta đang ở vị trí cao hay thấp. Giáo sư vẫn có thể cần học thuyết trình nếu học trò đánh giá là kiến thức của thày rất uyên thâm nhưng theo học giờ của thày không thấy hứng thú. Một giám đốc sẽ cần phải học cách tổ chức hội họp và quản lý thời gian nếu thường xuyên yêu cầu nhân viên họp từ sáng tới tối thông qua cả giờ ăn mà không để nhân viên nghỉ. Đặc biệt là về kỹ năng thì cần phải rèn luyện, những cái chúng ta biết và những cái chúng ta có thể làm hay ứng dụng thuần thục là rất khác nhau, “biết thì dễ mà làm thì khó“.
Ông đánh giá như thế nào về trình độ của lực lượng giám sát hay quản lý hiện nay trong các doanh nghiệp?
Vai trò của việc giám sát là rất quan trọng trong công tác quản lý. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng tới 70 – 80 % sự thành công của các kế hoạch hay dự án là do khâu triển khai. Khâu này chính là đề cập tới vai trò của công tác giám sát hay các nhân sự ở vị trí giám sát, quản lý có thực thi đựoc tốt vai trò của họ hay không. Vậy mà rất nhiều người đang ở vị trí quản lý hay phải làm công việc của người quản lý (quản lý toàn bộ hay một phần công việc thông qua người khác) nhưng không được đào tạo hoặc có kỹ năng đủ để thực thi, thậm chí chưa ý thức được đầy đủ các vai trò của mình cần phải làm. Do nhu cầu phát triển của tổ chức và của công việc, nhiều người được đề bạt làm quản lý do làm chuyên môn hay có thành tích tốt, được tín nhiệm. Chính vì vậy họ chưa hề sẵn sàng để làm tốt vai trò được giao. Thế hệ quản lý mới bây giờ có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ trong khi đó nhiều kỹ năng chỉ có được với năm tháng trải nghiệm qua công việc hay cuộc sống.Kỹ năng giám sát này rất cần thiết và là cơ bản nhưng chưa được doanh nghiệp coi trọng để đưa vào tiêu chí tuyển dụng hay đào tạo bổ sung cho nguồn lực. Đơn cử như vị trí giám sát bán hàng thôi, trong các công ty ngành tiêu dùng, được ví như “tướng ngoài biên ải“ tức là quyền hành và việc phải ra quyết định rất nhiều nhưng ít khi được đào tạo bài bản đầy đủ. Các vị trí từ phó hay trưởng phòng ở các công ty đã phải đảm trách việc và quyết định của họ có liên quan tới tài sản lớn hay năng suất lao động hoặc thậm chí là sự nghiệp của nhiều nhân viên khác dưới quyền họ nhưng phần lớn họ vẫn được đào tạo thường là theo kiểu ’’On job training’’ tức là đào tạo qua công việc hoặc từ sự chia sẻ từ kinh nghiệm của sếp trực tiếp. Những kiểu đào tạo này rất hạn chế (chỉ từ kinh nghiệm của cấp trên), lãng phí thời gian và tiền bạc ( chờ sai rồi sửa hay là có hậu quả rồi rút ra bài học..).
Nội dung của chương trình này cụ thể là gì ?
Chương trình huấn luyện theo phương pháp mở thảo luận đa chiều dựa trên lý thuyết quản trị hiện đại, kinh nghiệm của giảng viên (đã làm quản lý nhiều năm ở các tập đoàn đa quốc gia). Rất nhiều quan điểm về quản trị nhân sự hiện đại như “ học thuyết về động cơ của con người” , “ lãnh đạo theo tình huống” , cách thức để “quản lý cấp trên” nhằm đạt mục tiêu chung… đã được chúng tôi đưa vào đây vì thấy trên thực tế, người đảm nhận công việc ở cấp này trở lên đã phải có hiểu biết về nó. Chương trình này bao gồm 4 phần, bạn có thể tham khảo thêm ở www.amica.vn hoặc liên hệ trực tiếp với AMICA
Là một trung tâm đào tạo chuyên thực hiện những chương trình huấn luyện dành cho các cấp quản lý, ông đánh giá thế nào về giá trị thực tiễn các chương trình huấn luyện của trung tâm cho tới nay?
Trong các khoá học mà AMICA chúng tôi đã tiến hành có thành phần ngoài các học viên đang ỏ vị trí quản lý hay giám sát, còn có giám đốc khoa tới từ bệnh viện, trưởng phòng kinh doanh, kế toán trưởng và có cả các tiến sĩ đã ỏ vị trí quản lý, cùng tham gia và không khí học rất sôi nổi, hữu ích. Từ các tình huống quản lý đưa ra thảo luận, học viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về cách vận dụng lý thuyết quản lý trong từng đặc thù ngành và tình huống cũng như cách quản lý của họ trên cương vị họ đang phụ trách. Những điều trên cho thấy, chương trình đã thu hút đuợc sự quan tâm của nhiều tổ chức và doanh nghiệp cũng như các cá nhân ý thức về vai trò quản lý. Chương trình đã giúp các học viên nâng cao, làm sắc bén thêm các kỹ năng quản lý của họ. Một phần quan trọng làm nên thành công của chương trình là do các giảng viên của chương trình này đều là những nhà quản lý chuyên nghiệp đựoc đào tạo cơ bản về quản lý và trải nghiệp thực tiễn tại các môi trường làm việc cho các tập đoàn hay tổ chức nước ngoài. Họ tham gia giảng dạy với tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để giúp các học viên nhanh chóng sở hữu những thứ mà đã tích luỹ sau nhiều năm: Các bạn không cần mất nhiều năm như thế để trở thành quản lý chuyên nghiệp, nếu biết ’’ đứng trên vai người khổng lồ’’ bằng cách trau dồi những kiến thức đã được hệ thống và kế thừa kinh nghiệm từ những người đi trước”.
- Theo Báo Lao động -