| ||
Ông Kishore Biyani, năm nay 45 tuổi, đã gây dựng được một cơ nghiệp lớn - tập đoàn Pantaloon Retail Ltd. - dựa trên một nguyên lý đơn giản: Sự lộn xộn cũng có thể đem lại lợi nhuận.
Người Mỹ và châu Âu có thể thích mua sắm ở các cửa hàng sạch sẽ và yên tĩnh, nơi hàng hóa được bày biện ngăn nắp. Nhưng khi ông Biyani thử nghiệm mô hình này tại các siêu thị mang phong cách phương Tây mà ông mở tại Ấn Độ cách đây 6 năm, rất nhiều khách hàng đã lướt qua lối đi rộng rãi của siêu thị, chẳng đếm xỉa gì đến các kệ hàng được bày biện gọn gàng, ngăn nắp và… đi thẳng ra cửa mà chẳng mua thứ gì.
Ông Biyani nhanh chóng nhận ra rằng ông đã làm sai điều gì đó. Rõ ràng là người tiêu dùng bình dân không hứng thú với việc mua hàng ở một nơi sạch sẽ một cách lạnh lẽo như vậy, trong khi đây lại là đối tượng khách hàng mà ông muốn nhắm đến. Có vẻ như họ thấy thoải mái hơn khi ở trong các cửa hàng nhỏ, chật hẹp và thường huyên náo tiếng người mua kẻ bán trò chuỵên, mặc cả. Hầu hết người Ấn Độ đều có thói quen mua nông sản tươi ở các sạp hàng ngoài trời hoặc xe bán rong, nơi rau quả được đựng trong bao tải. Vì thế, ông Biyani đã cho thiết kế lại các cửa hàng để chúng trông có vẻ bừa bộn và chật chội hơn. “Ngay cả những củ hành đã có chấm đen và trông bẩn bẩn trong cửa hàng cũng có nói lên được điều gì đó. Với những người tiêu dùng Ấn Độ bình dân thì rau quả trông hơi bẩn một chút mới là sản phẩm tươi được thu hoạch từ trang trại,” ông nói. Thêm vào đó, người tiêu dùng Ấn Độ thích được mặc cả khi mua hàng. Ông Biyani không cho phép chuyện mặc cả trong hệ thống cửa hàng của mình, nhưng ông lại cho xếp chung cả rau quả chất lượng tốt lẫn với hàng xấu trong cùng một thùng, để người mua có cơ hội lựa chọn từng mớ rau hay quả cà chua, và nghĩ rằng việc chọn được hàng tốt đã là một “thắng lợi”. Toàn bộ ý tưởng kinh doanh độc đáo này đã giúp ông Biyani “kiếm bộn” và giờ đây đưa Pantaloon trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, với doanh thu dự kiến đạt hơn 875 triệu USD trong năm tài chính 2007-08 (kết thúc vào tháng 6/2008). Pantaloon hiện được định giá khoảng 630 triệu USD, trong đó, ông Biyani và gia đình sở hữu 42%. Thị trường bán lẻ đầy tiềm năng Tập đoàn bán lẻ Wal-Mart vừa ký hợp đồng thành lập liên doanh với Bharti Enterprises Ltd. - một trong những công ty hoạt động truyền thông, bảo hiểm và bán lẻ lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, liên doanh sẽ thiết lập một hệ thống cửa hàng bán buôn để cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ, các nhà máy và nông trại ở Ấn Độ. Bharti dự kiến sẽ đầu tư 2,5 tỷ USD để xây dựng mạng lưới cửa hàng nhỏ và siêu thị trên cả nước. Wal-Mart buộc phải đi theo hướng này để thâm nhập thị trường Ấn Độ vì luật pháp nước này không cho phép các tập đoàn bán lẻ lớn bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng - nhưng họ có thể kinh doanh hoạt động bán buôn và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các công ty bán lẻ của Ấn Độ. Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn khác, như Tesco của Anh quốc và Carrefour của Pháp, cũng đang nhắm đến thị trường Ấn Độ. Tất cả đều muốn khai thác tiềm năng của thị trường tiêu dùng rộng lớn và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này.
Nguồn: AMICA sưu tầm |
Bí quyết kinh doanh bán lẻ ở Ấn Độ: Cửa hàng càng bừa bộn, càng bán chạy!
- Ngày viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân phối
Thị trường bán lẻ đầu năm 2018, sân chơi thuộc về những cửa hàng tiện lợi
2017 là một năm đáng chú ý của thị trường bán lẻ Việt Nam. Sự sôi động và lạc quan diễn ra ở khắp các lĩnh vực, từ hoạt động mua bán sáp nhập, ...
Phân phối
Thế Giới Di Động đang đối mặt với nhiều thử thách
Thế Giới Di Động, nhà bán lẻ dẫn đầu thị trường điện thoại và điện máy ở Việt Nam đang tìm động lực tăng trưởng mới, khi hai năm tới, hai...
Phân phối
Người tiêu dùng Việt thuộc top lạc quan nhất toàn cầu
Niềm tin của người tiêu dùng Việt vẫn tiếp tục giữ ở mức cao trong suốt năm 2017 vừa qua.Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (NTD) Việt Nam quý I.2...
Phân phối
Bán lẻ Việt Nam: Thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới
Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là miếng bánh hấp dẫn, đang có sự tăng trưởng nóng và sẽ giữ xu hướng đi lên trong thời gian tới.Theo ...
Phân phối
3 điều bán lẻ truyền thống nên học từ thương mại điện tử
Các doanh nghiệp truyền thống cũng có thể sử dụng hầu hết công cụ kỹ thuật số mà hiện nay các cửa hàng trực tuyến đang áp dụng để theo dõi và n...
Phân phối
Thị trường bán lẻ: Sự “lên ngôi” của mô hình tiện lợi và đầu tư công nghệ
Cùng với đó là sự mở rộng ngày càng mạnh mẽ của các cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ và chú trọng đầu tư công nghệ.Với quy mô GDP đạt khoảng 220...