Quản lý hiệu quả cùng mô hình SWOT, STEEPLE và PLC

Thuật ngữ SWOT này đã khá quen thuộc với giới kinh doanh, nó là từ viết tắt của 4 yếu tố: strengths (S) - điểm mạnh, weaknesses (W) - điểm yếu, và các nhân tố tác động bên ngoài như thời cơ (opportunities – O) hay mối nguy hại (threats – T).

STEEPLE lấy từ chữ cái đầu của các từ tiếng anh khi chuyển nghĩa sang tiếng Việt có nghĩa là: văn hoá – xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị, kinh doanh điện tử và khung pháp lý.

Và cuối cùng là khuôn mẫu PLC: Product Life Cycles: vòng đời sản phẩm.

Bản phân tích SWOT đóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt kịp những chiến lược vì công việc kinh doanh đã được lên kế hoạch. Ví như, nắm rõ được những mối nguy hại cho doanh nghiệp: biết sớm được mối cạnh tranh có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ được nó tốt hơn. Điều này có thể được tiến hành bằng việc quảng bá những ưu điểm của sản phẩm và làm mờ đi những khuyết điểm. Bản phân tích SWOT cũng có thể giúp công ty chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực và khả năng với mưu đồ cạnh tranh của đối thủ.

Bản phân tích STEEPLE mở ra cho doanh nghiệp những xu hướng tương lai có thể đoán trước. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được những yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh trong những năm tới.

Nhân tố văn hoá – xã hội có thể bao gồm yếu tốt địa lý dân số, phân bổ thu nhập, thay đổi phong cách sống, trình độ giáo dục. Nhân tố công nghệ là việc nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới, chuyển đổi cơ chế công nghệ. Nhân tố môi trường liên quan đến các đạo luật bảo vệ môi trường, các chính sách môi trường của các nhà chức trách địa phương. Còn nhân tố kinh tế bao gồm các chu kì phát triển kinh doanh, các xu hướng tổng sản phẩm quốc dân, tỉ lệ lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, thu nhập.

Nhân tố chính trị là sự ổn định của chính phủ, các điều lệ thương mại quốc tế, chính sách thuế. Nhân tố luật pháp bao gồm hệ thống pháp luật độc quyền, các luật lệ làm việc và luật liên quan đến phân biệt đối xử. Nhân tố đạo đức gắn liền với những chuẩn mực đạo đức, tinh thần quản lý các chính sách và điều lệ của doanh nghiệp. Bản phân tích STEEPLE vạch rõ những vấn đề mấu chốt tác động đến công ty và những vấn đề này sẽ tác động tới các chiến lược kinh doanh như thế nào.

Mô hình PLC gắn với chu kỳ dòng sản phẩm trên thị trường. Mỗi sản phẩm đều có một “vòng đời” giống như một cơ quan sống, sản phẩm sẽ phát triển và trưởng thành rồi suy thoái. Các giai đoạn phát triển của sản phẩm được gọi là “vòng đời hay chu kì sản phẩm” được chia làm 5 thời kỳ: Phát triển sản phẩm, giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái.

  1. Phát triển sản phẩm: công ty đã chi tiêu một khoản không nhỏ cho việc phát triển và nghiên cứu sản phẩm trong giai đoạn này.
  2. Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: vì tên sản phẩm vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, cho nên sản phẩm giai đoạn này hoàn toàn mới và cần bắt đầu được tung ra thị trường.
  3. Giai đoạn tăng trưởng: là khi công ty bắt đầu sản xuất thêm nhiều sản phẩm và đạt được đà bán hàng tốt.
  4. Giai đoạn trưởng thành: sản phẩm đang trên đường của giai đoạn chín muồi. Đó là giai đoạn không cần nhiều cho việc khuyếch trương sản phẩm để tăng doanh thu. Nhưng việc quảng bá sản phẩm sẽ không dừng lại khi có nhiều nhà cạnh tranh sẽ “hớt tay trên” mất vị trí dẫn đầu.
  5. Giai đoạn suy thoái: do số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường tăng lên, việc cạnh tranh càng khốc liệt hơn trước. Thị phần sản phẩm bị thu hẹp.

Sản phẩm có vòng đời hạn chế, nó có thể trải qua rất nhiều giai đoạn với nhiều thách thức và thời cơ để kinh doanh. Chu kì sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp xác lập rõ những tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm. Cụ thể hơn, nó có thể tiến xa trên thị trường hoặc “chết”. Nó có thể đạt tới mức ổn định hay tiếp tục phát triển hay không là phụ thuộc vào nhu cầu đối với sản phẩm đó.

PLC là mô hình khá hữu dụng đối với các nhà quản lý với mục đích làm cho họ luôn không thoả mãn với những chiến lược quản lý và quảng bá sản phẩm của chính mình, giữ cho sản phẩm không ngừng tiến triển để đáp ứng khả năng thưởng thức cũng không ngừng đổi thay của khách hàng.

Trên đây là ba mô hình và khung chiến lược – công cụ không thể thiếu trong quản lý để củng cố, tăng cường vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Nguồn: AMICA sưu tầm
Tags: 3

BÀI VIẾT LIÊN QUAN