Đồng thời mối quan hệ giữa bản sắc nhận diện của thương hiệu đi mua và thương hiệu bị mua không được khai thác cho đến khi việc sáp nhập được công bố rộng rãi. Cơ hội, cũng giống như ngọn nến, bừng sáng ngay khi thương thảo xong việc M&A, tuy nhiên, ngọn nến ấy thường cháy hết trước khi có người trông thấy. Nếu một hệ thống nhận diện mới đã sẵn sàng ra mắt trong suốt thời gian này, nhân viên của cả hai công ty sẽ dễ dàng cởi mở khi hoạt động bằng những phương thức mới và cảm thấy kết nối hơn với tổ chức mới kết hợp của mình, trong khi đó với khách hàng, mật độ hoạt động PR tăng cao sau M&A có thể giúp truyền thông nhận diện thương hiệu mới cũng như thái độ chủ yếu với mức chi phi thấp hơn nhiều so với khi giá trị tin tức đã giảm. Bằng cách kiểm tra những thay đổi trong nhận diện thương hiệu thời hậu M&A, ta có thể dễ dàng nhận thấy tư duy thương hiệu chiến lược không có trong kế hoạch M&A. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 200 vụ sáp nhập 6 năm trước, mỗi thương vụ có giá trị giao dịch đến trên 250 triệu đôla , nhưng lại không có sự thay đổi lớn nào về nhận diện thương hiệu ở 2/3 số đó. Bất kể nhận diện thương hiệu của công ty bị thâu tóm biến mất, như EVN Telecom khi bị Viettel thâu tóm, hay cả hai hệ thống nhận diện không hề thay đổi như Victoria Resort & Spa và Thiên Minh sau khi thâu tóm nhau. Hầu hết các thương vụ sáp nhập đều báo hiệu một cơ hội bị đánh mất bởi khi nhận diện của thương hiệu bị sáp nhập biến mất thì đồng nghĩa giá trị hình ảnh của nó cũng biến mất theo. Và khi không có sự thay đổi nhận diện ở cả hai thương hiệu, việc sáp nhập cũng không giúp nâng cao giá trị thương hiệu hiện có. Trên thực tế, có một vài phương án nhận diện thương hiệu khác mà các công ty sáp nhập có thể tận dụng khi lên kế hoạch M&A. Phương án thứ nhất là sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu một cách cởi mở để phản ánh M&A là một thay đổi tích cực, mang lại lợi ích cho cả hai doanh nghiệp bằng cách kết hợp các thành tố nhận diện hiện có của hai thương hiệu theo một cách thức mới. Chúng ta có thể thấy những ví dụ dạng này khi tên của hai thương hiệu được kết hợp thành một cái tên đơn nhất như Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sau khi ngân hàng Liên Việt mua lại dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, hay khi một biểu tượng mới được thiết kế để đồng hành với tên thương hiệu hiện có, hay sử dụng một vài hoặc tất cả các yếu tố nhận diện cốt lõi của công ty mục tiêu cho hệ thống nhận diện kết hợp của cả hai công ty như vụ sáp nhập giữa VinCom (giờ đây là VinGroup) với VinPearl năm 2011. Một phương án nhận diện thương hiệu khác cho các công ty sáp nhập là sáng tạo một hệ thống nhận diện hoàn toàn mới mà cả hai công ty sẽ sử dụng, như việc LG Electronics sáp nhập với Lucky & Gold Star hồi năm 1995, một tuyên ngôn thương hiệu nói rằng: “Cùng với nhau, chúng ta tạo nên một dạng thức công ty hoàn toàn khác.” Tất cả các phương án nhận diện thương hiệu nên bắt đầu từ việc lập kế hoạch chiến lược để quyết định những gì cần phải làm với giá trị hình ảnh riêng của từng thương hiệu cũng như để tăng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nói chung. Với một chiến lược hình ảnh thương hiệu thống nhất mà tận dụng được các giá trị doanh nghiệp, kỳ vọng khách hàng và nhược điểm của đối thủ, nó sẽ trở thành nền tảng để sử dụng các yếu tố nhận diện thương hiệu mới và hiện có như tên thương hiệu, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu chữ và mẫu định dạng chuẩn cho tất cả các hình thức truyền thông mang định hướng thị trường mà công ty mới sáp nhập sẽ sử dụng để trấn an những nhà đầu tư, tiếp sinh lực cho nhân viên và gia tăng số lượng khách hàng cũng như lòng trung thành của họ. Và đó là lý do tại sao hình ảnh thương hiệu nên là yếu tố đầu tiên, chứ không phải cuối cùng, cần được xem xét khi lên kế hoạch M&A. Cần phải có thời gian để lập kế hoạch chiến lược hiệu quả cho các thay đổi hình ảnh quy mô lớn như thế, và thời điểm thích hợp nhất để ra mắt hình ảnh mới chính là khi báo chí đang quan tâm dành nhiều trang viết cho bạn. | |
Theo BrandDace - Được sưu tầm bởi www.amica.vn |
Điều chỉnh Bản sắc Nhận diện Thương hiệu phù hợp với Chiến lược Sáp nhập
- Ngày viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thương hiệu
Top 10 Thương Hiệu Bắt Trend Ngày Quốc Tế Nam Giới 19.11 Độc Đáo Nhất
Có thể nhiều người không biết được sự tồn tại của ngày này – Ngày Quốc tế Nam giới 19.11. Tính tới thời điểm hiện tại thì ngày kỷ niệm này chín...
Thương hiệu
CoolPaste – Phiên Bản Giấy Của Kem Đánh Răng ColGate
Một dự án nghiên cứu sinh đến từ Federal University of Minas Gerais nhằm mục đích không sử dụng đồ nhựa bảo vệ môi trường. Và sản phẩm mà nhóm ...
Thương hiệu
Vì sao Coca-Cola ra đời trước nhưng lại không thể kiện Pepsi tội ăn cắp sáng chế còn Pepsi lại không thể cáo buộc Coca-Cola vi phạm bản quyền?
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Robert Bonwell Parker, một luật sư chuyên về luật tranh tụng và giải trí. Lưu ý rằng do chủ đề liên quan đến h...
Thương hiệu
Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing
Vấn đề lớn nhất của ngành marketing trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là: Có quá nhiều digital marketer không biết điều cơ bản của m...
Thương hiệu
Coca-Cola và PepsiCo thời “healthy”: Ai sẽ vượt lên?
Khi nhìn vào bộ sản phẩm của Coca-Cola, chúng ta thấy đồ uống có gas vẫn chiếm hơn 70% hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi, PepsiCo tập...
Thương hiệu
Chiến dịch 'dắt mũi' khách hàng của Dunkin’ Donuts - “Bơm” mùi cà phê lên xe buýt, đem về thêm 29% doanh thu!
Sự kết hợp tài tình giữa âm thanh, mùi hương và vị trí chiến lược của cửa hàng Dunkin' Donuts đã tạo ra một chiến dịch marketing cực kỳ thông m...