Những thương hiệu mạnh nhất ở Trung Quốc

Gã khổng lồ trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng P&G đặt chân tới lục địa lần đầu tiên vào năm 1988 với sản phẩm dầu gội Head & Shoulders. “Phát súng khai cuộc” đó mở đường cho một loạt các nhãn hiệu ồ ạt tấn công: Ariel, Pampers, Whisper..., để rồi đến nay, P&G đã trở thành một trong những thương hiệu tiêu dùng đứng đầu Trung Quốc với doanh số hàng năm trên 2 tỷ USD.

 

Vậy còn các thương hiệu khác thì sao?

McDonald’s

Những thành phố công nghiệp thuộc đồng bằng châu thổ sông Châu Giang ngày một phát triển dày đặc, dẫn tới việc Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia có sức tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới trong vài năm gần đây.

Chẳng khác gì gười Mỹ, người Trung Quốc cũng đặc biệt yêu thích sự tiện lợi của các cửa hàng drive-thru (lái xe vào tận cửa), đó là lý do vì sao số lượng các cửa hàng McDonald’s tăng đến chóng mặt ở nước này. Doanh thu của McDonald’s từ chuỗi cửa hàng drive-thru ở Trung Quốc tăng cao hơn so với các quốc gia khác từ 40-50% .

Lexus

Tháng 6/2006, lần đầu tiên Lexus giới thiệu mẫu sedan cao cấp cỡ trung ES 350 vào thị trường Trung Quốc. Với động cơ V6 dung tích 3,5 lít, ES 350 chỉ là một trong những mẫu xe tiên phong được Lexus trao nhiệm vụ khám phá thị trường màu mỡ này. Không giống như Mercedes và BMW, Lexus không cho xây dựng nhà máy sản xuất trong nước mà nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật sang.

Motorola

Điện thoại thông minh có trang bị bút điện tử và màn hình cảm ứng với giá bán lẻ 475 USD hiện đang làm mưa làm gió trên thị trường lục địa, đối tượng nhắm tới là giới kinh doanh, văn phòng tầm tuổi từ 25 đến 35 - những người yêu thích các tính năng công nghệ dưới kiểu dáng sành điệu, hợp thời trang.

Cadillac

Ở Trung Quốc, bất kể đại lý nào của Cadillac cũng dành cho khách hàng sự đón tiếp thuộc đẳng cấp thượng lưu: phòng ốc sang trọng, xì gà, rượu vang Napa Valley miễn phí. Mới thâm nhập Trung Quốc từ năm 2004, nhãn hiệu cao cấp của GM hiện vẫn đang chạy đua cật lực để bắt kịp các đối thủ đến từ châu Âu như Audi, BMW, Mercedes...

China Mobile

Nắm trong tay hơn 200 triệu thuê bao và 75% thị phần toàn lục địa, China Mobile hiện được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất thế giới. Sức mạnh của thương hiệu China Mobile được củng cố vững chắc nhờ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, các hoạt động liên minh chiến lược, điển hình là hợp đồng hợp tác với Sony Ericsson vừa ký kết gần đây.

Ngân hàng Trung Quốc

Là ngân hàng nhà nước của Trung Quốc đầu tiên thực hiện cổ phân hóa, đến nay Ngân hàng Trung Quốc đã trở thành “cây đại thụ” khổng lồ trong lĩnh vực hối đoái và phát hành thẻ tín dụng.

Tính đến nay Bank of China đã gặt hái được khá nhiều danh hiệu tiên phong: ngân hàng Trung Quốc đầu tiên mở rộng ra nước ngoài, ngân hành đầu tiên phát hành thẻ tín dụng ở Trung Quốc và ngân hàng đầu tiên ứng dụng dịch vụ “telephone banhking” (giao dịch qua điện thoại).

Ngân hàng xây dựng Trung Quốc

Nắm trong tay 2/3 số hợp đồng thế chấp ở Trung Quốc, Ngân hàng xây dựng sẽ tiếp tục lớn mạnh và thu lời một khi thị trường nhà đất còn chưa hạ nhiệt. Cuối năm 2005, Ngân hàng này đã có sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu đặc biệt thành công trên thị trường thế giới, với số vốn huy động lên tới gần 11 tỷ USD.

China Telecom

Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và đường truyền Internet lớn nhất Trung Quốc sẽ còn tăng trưởng vững mạnh, bởi chẳng lâu nữa quốc gia này sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường sử dụng internet nhiều nhất thế giới.

China Telecom điều hành mạng lưới trên 20 tỉnh phía Nam và Tây Trung Quốc, phần lãnh thổ phía bắc do China Net quản lý.

China Life

Thu nhập dân chúng ngày càng cao dẫn tới số hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc ký kết mỗi năm ngày càng tăng mạnh. Hiện China Life đang nắm trong tay 44% thị phần bảo hiểm nhân thọ, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty nước ngoài.

Pingan

Là công ty bảo hiểm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài, Ping An có dư khả năng tài chính để xây dựng đội ngũ sales chuyên nghiệp và triển khai rầm rộ các chiến lược marketing.

Ping An cũng là công ty đầu tiên phối hợp hoạt động bảo hiểm với chứng khoán, ngân hàng, quản lý tài sản, đầu tư quỹ và dịch vụ trợ cấp hàng năm.

AMICA sưu tầm.

Tags: 2

BÀI VIẾT LIÊN QUAN