“Sính ngoại” - Câu chuyện từ những cái tên

Có lẽ, bạn sẽ nhanh chóng phải đi học tiếng Anh, nếu không muốn bỏ lỡ thông tin quần áo hạ giá hoặc muốn uống một ly nước với thực đơn không tìm thấy một từ tiếng Việt nào, khi vẫn đang sống ở Việt Nam.

Chung cư cao cấp, trung tâm thương mại thì gần như 100% phải là tên nước ngoài. Cố gắng đặt tên nước ngoài hay na ná cũng được cho bất kể thứ gì, từ bột giặt, xà phòng đến giày dép, thuốc đánh răng, miễn sao nghe có vẻ tây tây, sang sang.

Dù chưa có một thống kê nào để xem có bao nhiêu cửa hiệu, nhà hàng ở Hà Nội đặt tên bằng tiếng nước ngoài và khi làm như thế, việc làm ăn có tốt lên không nhưng chỉ trong phạm vi vài trăm mét dọc con phố Hàng Gai, bạn cũng có thể nhìn thấy gần như 100% cái tên Tây hóa.

Nhưng, có một điều mà không làm khảo sát cũng có thể khẳng định rằng: ở một góc độ nào đó, tiếng Việt đang bị “xâm lăng” ngay giữa lòng Thủ đô.

Không chỉ ở những thành phố lớn, mà tâm lý “sính ngoại” cái tên cũng len lỏi đến nhiều vùng nông thôn, miền núi. Chữ Tây, tiếng Tây đang thống trị dần các loại hàng hóa trong nước. Theo GS.TS, Chuyên gia ngôn ngữ học Nguyễn Văn Khang, dù đây là việc tất yếu, khó tránh khỏi của xã hội thì đã đến lúc nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ. Ngôn ngữ quốc gia - tiếng Việt phải được trân trọng hơn để đảm bảo được trật tự xã hội. Gần 40 năm nghiên cứu về ngôn ngữ, GS Khang cho rằng, chúng ta cần phải có Luật ngôn ngữ càng sớm càng tốt.

Thực ra, nhà nước cũng đã có những quy định rất cụ thể: trong các biển tên, tiếng Việt bao giờ cũng phải viết to hơn, nằm ở trên, còn tiếng nước ngoài ở dưới. Quy định là thế nhưng chẳng có ai kiểm soát hay xử lý khi sai phạm. Thế nên, chữ nước ngoài vẫn cứ to hơn.

Theo VTV - AMICA sưu tầm.

Tags: 2

BÀI VIẾT LIÊN QUAN