Thị trường nhượng quyền thương hiệu phát triển ồ ạt!

Một làn sóng các thương hiệu quốc tế đang vào thị trường Việt Nam thông qua nhượng quyền cho các đối tác, và giới trong nghề dự báo năm 2012 sẽ tiếp tục là một năm nhộn nhịp của hình thức kinh doanh này.

Trong 5 năm qua thị trường nhượng quyền phát triển rất ồ ạt… với những cái tên như Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, BBQ, Pizza Hut, Bud San Francisco….

Hãng kem Mỹ Baskin-Robbins đánh dấu sự trở lại thị trường Việt Nam vào cuối năm 2011 với thành tích ấn tượng: chỉ trong 10 ngày khai trương đã bán sạch lượng kem nhập về dự kiến bán trong bốn tháng của cả ba tiệm. Điều này, khiến cho công ty tự tin về mục tiêu mở 6 tiệm kem trong năm nay, và đến năm 2015, “cam kết sẽ mở được ít nhất là 31 tiệm”, theo ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Ngôi Sao Xanh, đối tác nhượng quyền của Baskin-Robbins ở Việt Nam.

Baskin-Robbin đã đến Việt Nam vào năm 1994, do một Việt kiều đưa vào, nhưng do thuế nhập khẩu thời điểm đó là 70% nên kinh doanh không có lãi và phải rút lui.

Thị trường lúc đó cũng chưa có nhu cầu cao cũng khiến cho KFC, thương hiệu gà rán Kentucky đến Việt Nam năm 1997 cũng phải chịu lỗ 7 năm liên tiếp.

Giới chuyên gia cho biết kích cỡ của thị trường Việt Nam đang ngày càng lớn, và những tên tuổi lớn trên thế giới đang tìm cách đến Việt Nam, càng khiến cho thị trường mở ra. Hơn nữa, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang thay đổi, từ mà nhiều người trong cuộc gọi là “khát khao thương hiệu đẳng cấp”.

Theo một nghiên cứu, trong 5 năm qua thị trường nhượng quyền phát triển rất ồ ạt, và phần lớn là các ngành thực phẩm, ăn uống như thức ăn nhanh, bánh mì, pizza, cà phê, kem… với những cái tên như Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, BBQ, Pizza Hut, Bud San Francisco…

Một ẩn số được nhiều người đồn đoán là McDonald được cho là đang tìm đường vào Việt Nam, tuy nhiên hãng thức ăn nhanh này còn chưa tìm được đối tác. Theo các chuyên gia, đối tác đó phải hội đủ các yếu tố năng lực tài chính, am hiểu thị trường, cùng các mối quan hệ rộng rãi, có ảnh hưởng.

Theo bà  Beth Solomon, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế, có trụ sở tại Washington (Mỹ), thì giới doanh nghiệp Mỹ thích Việt Nam vì thị trường phù hợp, dân số trẻ và thích thay đổi cùng cái mới.

Cuối năm 2011, bà dẫn đầu một đoàn 10 doanh nghiệp với 18 thương hiệu trong ngành ăn uống đến Việt Nam tìm đối tác. Năm 2012, bà sẽ tiếp tục dẫn đầu các đoàn doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, bán lẻ, y tế tiếp tục đến Việt Nam.

Nguồn: amica.vn sưu tầm - AMICA sưu tầm

Tags: 2

BÀI VIẾT LIÊN QUAN