Có phải doanh nghiệp của bạn đang hướng tới đúng đối tượng khách hàng? Các kênh phân phối của bạn có khả năng tiếp cận họ và đạt được hiệu quả trong bán hàng? Bạn có thể đưa ra những phương thức giá trị rõ ràng và hấp dẫn đối với khách hàng tiềm năng?... - Đó chính là những câu hỏi chiến lược cho việc xác lập kênh phân phối và định vị vai trò của bạn trên thương trường Có thể nói, trong nhiều năm trở lại đây, các công ty ngày càng tập trung nhiều hơn và tinh vi hơn trong các phương pháp cạnh tranh và tạo thế lực trong việc thu hút khách hàng. Điều này được hỗ trợ đắc lực nhờ mạng lưới kênh phân phối. Như vậy, điều doanh nghiệp cần làm ngay lập tức là hoạch định một chiến lược cho kênh phân phối của mình tiếp cận nhanh và hợp lý nhất với các đối tượng khách hàng. Khi các công ty đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình vượt ngoài tiềm lực của sản phẩm, đồng thời điều chỉnh giá cả hợp lý hơn để phù hợp với nhu cầu đó thì chiến lược “go-to-market” tỏ ra có hiệu quả nhiều nhất trong lĩnh vực bán hàng và marketing. Chiến lược “go-to-market” bao gồm các kênh phân phối mà một công ty sử dụng để kết nối với các khách hàng của mình và là các quy trình tổ chức mà công ty phát triển để kiểm soát các mối quan hệ của khách hàng từ khâu đầu đến các khâu cuối. Các yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của chiến lược bao gồm: sản phẩm/ dịch vụ, kênh phân phối, phương thức giá trị và khách hàng, thị trường mục tiêu. Chiến lược “go-to-market” được xây dựng hợp lý tức là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố quyết định trên nhằm tác động tích cực đến hiệu quả phân phối của công ty. Như vậy, để áp dụng được chiến lược "go-to-market" có hiệu quả, các nhà quản lý kinh doanh cần phải xác lập một hệ thống phát triển sản phẩm/ dịch vụ của mình theo các nguyên tắc là đưa Đúng sản phẩm/ dịch vụ (Right products) đến Đúng thị trường (Right markets), phục vụ Đúng đối tượng khách hàng (Right customers) , sử dụng Đúng kênh (Right Channels), bởiĐúng giá cả (Right value) và theo Đúng phương thức (Right proposition). | |
AMICA sưu tầm