Đâu là sức mạnh của thương hiệu Việt?

Để trả lời chính xác thì DN cần phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường.
Không nằm ngoài những tiêu chí trên, nhưng quá trình xây dựng thương hiệu của các DN đã thành danh thường diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Khởi điểm từ một tổ hợp tác chuyên sản xuất các loại tập vở theo dạng thủ công, nhưng ngay sau khi chuyển đổi thành công ty, Giấy Vĩnh Tiến đã “định hướng tiêu dùng” bằng cách sản xuất các loại tập vở ở hạng trung và cao cấp.
Vào thời điểm mà cuốn tập chỉ đơn thuần có một bìa tập, giấy viết còn nhặm mực thì Giấy Vĩnh Tiến đã đột phá trong việc sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất tập vở có chất lượng tốt nhất, đồng thời thiết kế thêm một bìa lót, kèm với hình ảnh và những câu danh ngôn dành cho việc học.
Có dạo, người ta thấy tập Vĩnh Tiến được rao bán ở khắp các hang cùng, ngõ hẻm của Sài Gòn bằng nhiều phương tiện khác nhau: xe đạp, xe máy và cả bưng bê mang xách… nhưng duy nhất, giá bán ở bất cứ nơi đâu cũng đồng nhất. Cách làm này đã giúp Vĩnh Tiến nắm bắt rất nhanh nhu cầu người tiêu dùng. Đây chính là điểm khác biệt mà thương hiệu tập Vĩnh Tiến với hình ảnh “Con nai vàng” đã tạo lập được.
Nói đến cà phê Trung Nguyên, người ta thường nghĩ ngay đến “cha đẻ” của nó là Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trung Nguyên. Anh kể, trước khi Trung Nguyên xuất xưởng cà phê hòa tan G7, Nescafé đã khống chế thị phần với 56%, Vinacafé 38%, còn lại là các thương hiệu khác.
Trong bối cảnh đó, Trung Nguyên và G7 yếu hơn hẳn Nestlé và Nestcafé về mọi mặt… Nhưng có một điều mà Nestcafé không có được, trong khi G7 có được vì nó là một thương hiệu Việt, một sản phẩm Việt 100%!
Ông Đỗ Thành Tích, Giám đốc Công ty Intoc, cũng cho rằng, sức mạnh của thương hiệu Việt, đó chính là sự kết tinh của việc không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để đưa sản phẩm có tính cạnh tranh, phục vụ cộng đồng. Sơn chống thấm Intoc đã ra đời từ ý tưởng đó. “Tôi luôn tâm niệm, phải đặt lợi ích người tiêu dùng, của cộng đồng song hành với lợi ích doanh nghiệp và cá nhân. Có lẽ đây chính là lý do ngay từ khi ra đời sản phẩm của chúng tôi đã được đón nhận” – ông Tích nói.
Tương tự, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng Giám đốc Công ty Kinh Đô, cho rằng: “Đừng nên sai lầm khi cho rằng cứ phải quảng cáo nhiều hoặc phải ráo riết đi tìm các giải thưởng là sẽ có thương hiệu mạnh. Xây dựng thương hiệu phải kiên trì, có sự đầu tư đúng mức và đừng bao giờ xa rời những lợi ích cốt lõi, những bản sắc riêng”.
Trong bài nói chuyện với các DN, Chủ tịch Hiệp hội Marketing Thế giới Hermanwan Kartajaya nhìn nhận: Khi VN gia nhập WTO thì các DNVN cần không ngừng sáng tạo, phải có nét riêng và cách đi riêng, đừng theo đuôi những thương hiệu lớn. Chỉ như vậy, các thương hiệu Việt tuy nhỏ nhưng sẽ khó bị nuốt chửng trong cuộc chiến thương hiệu lớn!”.Để trả lời chính xác thì DN cần phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường.
Không nằm ngoài những tiêu chí trên, nhưng quá trình xây dựng thương hiệu của các DN đã thành danh thường diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. Khởi điểm từ một tổ hợp tác chuyên sản xuất các loại tập vở theo dạng thủ công, nhưng ngay sau khi chuyển đổi thành công ty, Giấy Vĩnh Tiến đã “định hướng tiêu dùng” bằng cách sản xuất các loại tập vở ở hạng trung và cao cấp.
Vào thời điểm mà cuốn tập chỉ đơn thuần có một bìa tập, giấy viết còn nhặm mực thì Giấy Vĩnh Tiến đã đột phá trong việc sử dụng nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất tập vở có chất lượng tốt nhất, đồng thời thiết kế thêm một bìa lót, kèm với hình ảnh và những câu danh ngôn dành cho việc học.
Có dạo, người ta thấy tập Vĩnh Tiến được rao bán ở khắp các hang cùng, ngõ hẻm của Sài Gòn bằng nhiều phương tiện khác nhau: xe đạp, xe máy và cả bưng bê mang xách… nhưng duy nhất, giá bán ở bất cứ nơi đâu cũng đồng nhất. Cách làm này đã giúp Vĩnh Tiến nắm bắt rất nhanh nhu cầu người tiêu dùng. Đây chính là điểm khác biệt mà thương hiệu tập Vĩnh Tiến với hình ảnh “Con nai vàng” đã tạo lập được.
Nói đến cà phê Trung Nguyên, người ta thường nghĩ ngay đến “cha đẻ” của nó là Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Trung Nguyên. Anh kể, trước khi Trung Nguyên xuất xưởng cà phê hòa tan G7, Nescafé đã khống chế thị phần với 56%, Vinacafé 38%, còn lại là các thương hiệu khác.
Trong bối cảnh đó, Trung Nguyên và G7 yếu hơn hẳn Nestlé và Nestcafé về mọi mặt… Nhưng có một điều mà Nestcafé không có được, trong khi G7 có được vì nó là một thương hiệu Việt, một sản phẩm Việt 100%!
Ông Đỗ Thành Tích, Giám đốc Công ty Intoc, cũng cho rằng, sức mạnh của thương hiệu Việt, đó chính là sự kết tinh của việc không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để đưa sản phẩm có tính cạnh tranh, phục vụ cộng đồng. Sơn chống thấm Intoc đã ra đời từ ý tưởng đó. “Tôi luôn tâm niệm, phải đặt lợi ích người tiêu dùng, của cộng đồng song hành với lợi ích doanh nghiệp và cá nhân. Có lẽ đây chính là lý do ngay từ khi ra đời sản phẩm của chúng tôi đã được đón nhận” – ông Tích nói.
Tương tự, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng Giám đốc Công ty Kinh Đô, cho rằng: “Đừng nên sai lầm khi cho rằng cứ phải quảng cáo nhiều hoặc phải ráo riết đi tìm các giải thưởng là sẽ có thương hiệu mạnh. Xây dựng thương hiệu phải kiên trì, có sự đầu tư đúng mức và đừng bao giờ xa rời những lợi ích cốt lõi, những bản sắc riêng”.
Trong bài nói chuyện với các DN, Chủ tịch Hiệp hội Marketing Thế giới Hermanwan Kartajaya nhìn nhận: Khi VN gia nhập WTO thì các DNVN cần không ngừng sáng tạo, phải có nét riêng và cách đi riêng, đừng theo đuôi những thương hiệu lớn. Chỉ như vậy, các thương hiệu Việt tuy nhỏ nhưng sẽ khó bị nuốt chửng trong cuộc chiến thương hiệu lớn!”.

AMICA sưu tầm

Tags: 4

BÀI VIẾT LIÊN QUAN