| ||
Thiếu Lâm Tự, ngôi chùa được Cơ quan Văn hóa Liên hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới, nép mình dưới thung lũng đầy cây cổ thụ ở tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa 1.500 năm tuổi này là quê hương của môn võ huyền thoại nổi danh thế giới - kung fu. Du khách ngoài việc tham quan còn có thể mua cả đồ ăn thức uống chay nhưng rất đa dạng do chính các đầu bếp của chùa Thiếu Lâm Hồ Nam nấu và phục vụ. Theo sư trụ trì Thích Vĩnh Tín, mỗi năm Chùa thu được vài chục triệu nhân dân tệ từ tiền bán vé. Chùa được giữ 30% và nộp cho chính quyền địa phương 70%. Nhưng du khách không phải là mảng kinh doanh duy nhất liên quan tới ngôi chùa này mà còn từ các khoản như cho thuê thương hiệu Thiếu Lâm trong điện ảnh, dược phẩm và các sản phẩm đa dạng khác. Đặc biệt, Chùa còn gửi các sư thầy đi lập các võ đường và trung tâm trị liệu ở Bắc Mỹ, châu Âu... Nghe không khác gì mấy những chuỗi nhà hàng nhượng quyền thương hiệu như McDonald’s. Là một ngôi chùa và lại tọa lạc trong một đất nước chưa thật sự có nhiều người hiểu biết về thương hiệu và bảo vệ thương hiệu, song chùa Thiếu Lâm dưới “triều đại” Thích Vĩnh Tín lại hiện đại đến không ngờ. Sau khi lên quản nhiệm ngôi chùa, hòa thượng Thích Vĩnh Tín đã cho thành lập Công ty Phát triển Công nghiệp Chùa Thiếu Lâm Hà Nam và đã đăng ký thương hiệu Thiếu Lâm Hà Nam trên toàn thế giới. Sư trụ trì này cho biết, mục đích là nhằm ngăn ngừa việc sử dụng bừa bãi, tràn lan của nhiều đối tượng nhằm trục lợi trên danh tiếng của Chùa.
Tuy nhiên, việc bảo vệ bản quyền của Chùa khó khăn nhất lại ở chính quê nhà, Trung Quốc, nơi luật bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ lỏng lẻo và thường xuyên bị vi phạm. Tại đây, từ cây tăm, nước giải khát cho tới xe buýt hay máy công nghiệp đều gắn thương hiệu Thiếu Lâm. Thậm chí cả rượu và xúc xích cũng ăn theo thương hiệu này, bất chấp thực tế là Thiền tông Phật giáo cấm ăn thịt và uống rượu. Theo hòa thượng Thích Vĩnh Tín, nạn ăn cắp bản quyền và những ngụy phái dám giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm để làm điều càn rỡ đã gây phương hại đến uy danh và văn hóa Thiếu Lâm tự. Hơn nữa, vị phương trượng này cũng muốn chấn hưng lại danh tiếng văn hóa Thiền tông Thiếu Lâm như là cái nôi của Thiền tông Phật giáo trên thế giới. Tuy vậy, vị sư trụ trì chùa này vẫn lạc quan rằng một ngày kia, việc tuân thủ bản quyền ngay tại quê nhà sẽ trở nên nghiêm túc hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc Chùa sẽ thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn nữa. Vị sư này cũng không ngần ngại đề cập tới triển vọng kinh doanh của thương hiệu chùa Thiếu Lâm Hồ Nam, khi ngụ ý rằng, ngay cả Vatican cũng là một tập đoàn, có cả ngân hàng riêng, dù họ là thánh địa của Thiên chúa Giáo. Không biết trong thâm tâm vị cao tăng này Vatican là đối thủ hay đối tác. Song rõ ràng ông đang nghĩ tới một mô hình kinh doanh hiệu quả và tiên tiến nhất. Điều này cho thấy tham vọng của ông không dừng lại ở những gì Thiếu Lâm Hồ Nam đang làm được.
Việc làm kinh tế, theo sư trụ trì này, không có gì là trái đạo. Lợi nhuận làm ra không phải để sống xa hoa phung phí, mà để làm nhiều việc có ích cho đời. “Chúng tôi không có nhiều tiền tại thời điểm này, nhưng chúng tôi cũng đã tích trữ được rất nhiều lương thực. Giả sử, có bão lụt hoặc thảm họa nào xảy ra, chúng tôi sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng. Đó là việc thiện phù hợp với đạo giáo chúng tôi”, ông cho biết.
Khi được thắc mắc tại sao không chủ trương sống xa hoa nhưng ông lại sở hữu những đồ dùng đắt tiền như điện thoại đời mới, xe hơi Volkswagen và chiếc iPad trên tay. Ông đã trả lời rất bình thản: “Đó đều là quà tặng để đền đáp cho những gì mà chùa Thiếu Lâm mang lại. Chẳng hạn, chiếc Volkswagen này do chính quyền địa phương trao tặng vì Chùa đã mang lại cho địa phương lượng lớn du khách hằng năm, mang lại nhiều công ăn việc làm... Họ tặng tôi và tôi nhận như nhận lấy một lời nhắn nhủ rằng mình cần làm tốt hơn những gì đang làm để đóng góp cho cộng đồng theo cách mình có thể”. Ông cho biết sẽ sử dụng những vật dụng này cho tới lúc hỏng. Nếu điều ông nói là thật, tính cách của ông không khác mấy với những tỉ phú nổi tiếng thế giới như Warren Buffett: tiêu xài vừa đủ và dùng hết tính năng của vật dụng để phục vụ công việc chứ không phải làm vật trang điểm. Và dù theo đuổi kinh doanh với nhận thức thực tế, vị sư này vẫn giữ quan điểm rất riêng. “Bằng việc kinh doanh, chúng tôi mong muốn cải thiện và nâng cao cuộc sống của mọi người. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nâng cao ý thức của người dân không nên sống xa hoa, chạy theo lối sống thực dụng. Những điều này ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên, phá hoại môi trường và không có lợi cho tương lai”, ông nói. Một lần nữa, vị sư trụ trì này tỏ ra giống một vị CEO tầm cỡ, biết nghĩ tới những chiến lược xanh để phát triển bền vững cho doanh nghiệp của mình.
| ||
AMICA sưu tầm |
Thiếu Lâm Tự làm kinh doanh
- Ngày viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chiến lược
Nguồn gốc của chiến lược và đặc trưng của chiến lược kinh doanh
Công ty Giải Pháp Phát Triển Doanh Nghiệp AMICA là công ty đã đi rất sớm trong việc chọn phương pháp đúng đắn ngay từ những ngày đầu thành lập ...
Chiến lược
Starbucks đã vào Việt Nam
Những ngày qua, cộng đồng mạng liên tục phản ứng trước nhận xét về Starbucks của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc tập đoà...
Chiến lược
Việt Nam là ‘đích ngắm’ của Hermes, Rolls-Royce?
Hãng tin Bloomberg vừa cho biết, Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu ph...
Chiến lược
Thỏa hiệp ngầm giữa các “ông lớn”: Điều tất yếu!
Nhìn bên ngoài, Samsung rõ ràng sẽ ấm ức nhất khi đã bị phán quyết đền bù 1 tỷ USD trong vấn đề bản quyền, trước vấn đề HTC và Apple ngồi lại t...
Chiến lược
Mỳ Vifon không thể “ồn ào” như các đối thủ?
Để được nhận biết và được lựa chọn, các thương hiệu mì gói đang nhảy vào cuộc chiến quyết liệt trong truyền thông: cuộc chiến về định vị hình ả...
Chiến lược
Nhà phân phối nhựa đường toàn cầu tấn công thị trường Việt Nam
Công ty Puma Energy chi nhánh tại Singapore đã hoàn tất thương vụ mua lại Công ty Chevron Kuo Pte, một công ty Singapore sở hữu 70% vốn của Côn...