| ||
Với sự tham gia của hơn 40 gian hàng của các siêu thị tổng hợp, doanh nghiệp lớn, hầu hết các tên tuổi, thương hiệu siêu thị lớn như Fivimart, BigC, Co.opmart, Hapro... đều có mặt tại Hội chợ Vàng này. Khu vực siêu thị Co.opmart với 200 mặt hàng thiết yếu, tập trung nhiều vào bột giặt, nước mắm, nước xả vải... cùng cam kết bán với giá thấp hơn 10% so với thị trường đã thu hút rất đông khách hàng. Mua bột giặt Surf 3kg được tặng 1 chậu nhựa giá 35.000 đồng. Mức giá này rẻ hơn cả ngoài chợ nên nhiều người đã nhanh chóng quyết định chọn mua ngay sản phẩm.Đưa siêu thị về nông thôn Ông Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc hệ thống siêu thị Co.opmart - Hà Nội cho biết, dự hội chợ này, siêu thị giới thiệu 200 mặt hàng, ước tính doanh thu đạt 600 triệu. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính để Co.opmart có mặt tại đây. "Trước mắt là phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Đây là cơ hội để chúng tôi tiếp cận với thị hiếu người nông dân. Sau đó, với chiến lược từ nay đến năm 2015, tại mỗi khu vực sẽ có một siêu thị của hệ thống, chúng tôi hy vọng sẽ hình thành được những điểm bán cố định tại địa phương" - ông Dũng nói Nhân viên gian hàng của siêu thị BigC cho biết, từ lúc mở cửa, gian hàng luôn thu hút khá nhiều người dân đên mua sắm. Chị Phạm Thị Thanh Hoa đến từ thị trấn Yên Hòa, huyện Thạch Thất cho hay, chị và nhiều người dân trong vùng có nhu cầu mua sắm nhiều loại thực phẩm chế biến trong nước. Theo quan sát của PV, phần lớn người dân đến với hội chợ đều tìm được một loại hàng hoá phù hợp với túi tiền của mình và cảm thấy hài lòng về sản phẩm đó. Bà Hoàng Thị Liên (thị trấn Đông Quan) rất vui khi chọn được chiếc chảo Sunhouse. “Nhiều loại nồi bà chưa từng thấy bán ở chợ Đông Quan. Đây là cơ hội để người dân chúng tôi mua được những sản phẩm do Việt Nam sản xuất phù hợp với người nông thôn, chất lượng thì chắc chắn cao hơn hàng Trung Quốc” - bà vui vẻ nói.
Khẳng định hướng đi lâu dài Ông Hoàng Nhất Thống - Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội cho biết về mục đích dự hội chợ là tiếp cận thị trường để xem những phản ứng của khách hàng với các sản phẩm thuộc hệ phân phối của công ty. Sau mỗi hội chợ, một mặt công ty thúc đẩy được hoạt động kinh doanh tại địa phương, mặt khác công ty cũng tìm kiếm các đối tác để làm đại lý phân phối. Từ nay tới Tết Nguyên đán, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để thực hiện nhiều chuyến đưa hàng về nông thôn.Ông Phạm Đức Tiến
Nói về xu hướng tạo lập kênh phân phối mới cho khu vực nông thôn, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng: Thời gian qua, việc thực hiện các chương trình đưa hàng về nông thôn đã gặt hái được nhiều kết quả tốt, qua đó, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra đây là mảnh đất màu mỡ. "Nhưng một số doanh nghiệp tổ chức đưa hàng về nông thôn theo kiểu tới một địa phương nào đó, thuê một mảnh đất, bày hàng ra bán và rút đi, y như bán dạo chứ chưa phải là đưa hàng về nông thôn. Bởi sau đó, người dân địa phương muốn mua hàng tiếp nhưng không biết mua ở đâu" - bà Hạnh phân tích. Cũng theo bà Hạnh, hình thức bán hàng theo kiểu siêu thị đang rất hấp dẫn với người dân nông thôn. Ông Phạm Đức Tiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng: Doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện để người dân vùng xa, các vùng ngoại thành mua được hàng hóa chất lượng tốt, với giá cả ưu đãi hấp dẫn. |
Nguồn: AMICA sưu tầm