Vi phạm cả nhãn hiệu lẫn kiểu dáng Mới đây, ngày 12/12/2012, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã có kết luận giám định về những dấu hiệu trên bao bì sản phẩm bánh cuộn bông lan Salite của Công ty Tiến Hà, theo đó Viện này khẳng định “Dấu hiệu “Salite” gắn trên hộp đựng sản phẩm bánh ngọt như thể hiện trên tài liệu giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Salipe và hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 193781 của Công ty Nabo”. Bằng những giám định rất chi tiết, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã chỉ rõ hành vi vi phạm của Công ty Tiến Hà đối với nhãn hàng đã được bảo hộ của Công ty Nabo (có trụ sở tại KCN Hòa Xá, Nam Định). Tương tự, bản kết luận ngày 18/12 cũng của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ về dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp cũng khẳng định, hộp đựng sản phẩm của Công ty Tiến Hà cơ bản là “bản sao” của kiểu dáng công nghiệp “Hộp đựng sản phẩm” đã được bảo hộ của Nabo. Trước sự vi phạm lộ liễu này của Tiến Hà, phía Nabo thông qua Công ty luật Dương và Cộng sự đã gửi thư cảnh báo tới Tiến Hà, nhưng đến nay không nhận được phản hồi. Trước thái độ im lặng của Tiến Hà, ngày 18/12 công ty Dương và Cộng sự đã gửi thư tới các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, đề nghị kiểm tra, xử lý, thu hồi các sản phẩm đang lưu hành và chấm dứt hành vi vi phạm của Tiến Hà. Trắng trợn lừa dối người tiêu dùng Ngoài ra, theo tìm hiểu của Dân trí thì Công ty Tiến Hà còn có nhiều vi phạm khác mang tính chất công bố thông tin sai sự thật và lừa dối người tiêu dùng. Cụ thể, trên vỏ bánh Salite của công ty này có ghi “Sản phẩm đoạt cúp vàng danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao”, nhưng thực tế trong danh sách các nhãn hàng được chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” không hề có tên bánh Salite của Tiến Hà. Thêm nữa, mặc dù hình ảnh in trên bao bì sản phẩm bánh này là loại bánh bông lan cuộn, nhưng khi bóc ra thì bên trong lại là loại bánh hình chữ nhật, được sản xuất bằng công nghệ sản xuất bánh mỳ. Theo Nabo và công ty Dương và Cộng sự, hai công nghệ sản xuất bánh bông lan cuộn và bánh hình chữ nhật là hoàn toàn khác nhau và chất lượng cũng khác xa nhau. Những lời giải thích… không tưởng Trao đổi với PV, đại diện Công ty Tiến Hà liên tục đưa ra những lời giải thích theo hướng không cố tình vi phạm. Trong cuộc trao đổi ngày 17/12 tại Thanh Hóa, bà Hà cho biết trước đó hộp đựng sản phẩm của Tiến Hà còn giống ý chang hộp của Nabo, nhưng sau vì thấy hộp… xấu nên Tiến Hà đã “cải tiến”. “Nếu mình không muốn để người ta bảo tôi làm giống, tôi làm hộp khác anh ngay, tôi không cần phải giống, người ta làm một cái bánh, tôi làm hai cái bánh, người ta hai cái bánh tôi làm 3 cái bánh. Chữ của người ta như thế nào anh ngoằn lên làm khác ngay, tôi không cần giống”, bà Hà lý luận. Trước đó, trao đổi với PV qua điện thoại ngày 16/12, bà Hà cũng có những lời giải thích “khó hiểu” khác xung quanh những thông tin sai sự thật công bố trên bao bì sản phẩm của mình. Theo đó, việc gắn dòng chữ “Sản phẩm đoạt cúp vàng Hàng Việt Nam chất lượng cao” trên hộp bánh Salite là trách nhiệm của… đơn vị cung cấp bao bì, và nếu cần thì Tiến Hà sẽ xóa đi là xong. Tương tự, việc sử dụng hình ảnh chiếc bánh bông lan cuộn ngoài vỏ hộp nhưng bên trong lại là bánh hình chữ nhật với công nghệ hoàn toàn khác, bà Hà cự nự rằng đó chỉ là… hình minh họa. “Một gói mỳ tôm, bên ngoài có hình cái đùi gà nhưng trong làm gì có, đó chỉ là hình minh họa thôi mà”, bà Hà nói. Chưa rõ phía Tiến Hà cố tình hay vì nhận thức hạn chế nên đơn giản hóa câu chuyện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và công bố thông tin sai sự thật của mình, nhưng một điều thấy rõ là các vi phạm đã được cơ quan thẩm quyền kết luận, đồng thời người tiêu dùng đang bị đánh lừa và gây nhầm lẫn bởi các vi phạm đó. Theo ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc Công ty Nabo: “Chúng tôi không có ý kiến về việc Tiến Hà công bố thông tin không đúng sự thật trên bao bì sản phẩm, đó là trách nhiệm của Tiến Hà với người tiêu dùng, và là trách nhiệm xử lý của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm nhãn hiệu, kiểu dáng của Tiến Hà ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu và thị phần của chúng tôi. Nếu Tiến Hà không có động thái khắc phục và thu hồi sản phẩm, chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại tới các cơ quan thẩm quyền và xem xét khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
| ||
Theo Dân trí - Được sưu tầm bởi www.amica.vn |
Làm nhái bánh Salite: Lừa đảo trắng trợn
- Ngày viết
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thương hiệu
Top 10 Thương Hiệu Bắt Trend Ngày Quốc Tế Nam Giới 19.11 Độc Đáo Nhất
Có thể nhiều người không biết được sự tồn tại của ngày này – Ngày Quốc tế Nam giới 19.11. Tính tới thời điểm hiện tại thì ngày kỷ niệm này chín...
Thương hiệu
CoolPaste – Phiên Bản Giấy Của Kem Đánh Răng ColGate
Một dự án nghiên cứu sinh đến từ Federal University of Minas Gerais nhằm mục đích không sử dụng đồ nhựa bảo vệ môi trường. Và sản phẩm mà nhóm ...
Thương hiệu
Vì sao Coca-Cola ra đời trước nhưng lại không thể kiện Pepsi tội ăn cắp sáng chế còn Pepsi lại không thể cáo buộc Coca-Cola vi phạm bản quyền?
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Robert Bonwell Parker, một luật sư chuyên về luật tranh tụng và giải trí. Lưu ý rằng do chủ đề liên quan đến h...
Thương hiệu
Những điều mà các Digital Marketer hiểu sai về Marketing
Vấn đề lớn nhất của ngành marketing trong thời đại công nghệ bùng nổ hiện nay đó là: Có quá nhiều digital marketer không biết điều cơ bản của m...
Thương hiệu
Coca-Cola và PepsiCo thời “healthy”: Ai sẽ vượt lên?
Khi nhìn vào bộ sản phẩm của Coca-Cola, chúng ta thấy đồ uống có gas vẫn chiếm hơn 70% hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khi, PepsiCo tập...
Thương hiệu
Chiến dịch 'dắt mũi' khách hàng của Dunkin’ Donuts - “Bơm” mùi cà phê lên xe buýt, đem về thêm 29% doanh thu!
Sự kết hợp tài tình giữa âm thanh, mùi hương và vị trí chiến lược của cửa hàng Dunkin' Donuts đã tạo ra một chiến dịch marketing cực kỳ thông m...